PHONG VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA MIỀN TRUNG VIỆT NAM: THÔ MỘC NHƯNG TINH TẾ

 PHONG VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA MIỀN TRUNG VIỆT NAM: THÔ MỘC NHƯNG TINH TẾ

Người miền Trung thích ăn cay và đậm đà, gần như món nào cũng cho một ít ớt vào, từ món kho đến món canh. Tuy vị đậm đà nhưng cách chế biến, tẩm ướp lại rất đơn giản, không hề cầu kỳ với những gia vị bình thường trong bếp nhà nào cũng có như muối, tiêu, đường, ớt…

PHONG VỊ ĐẶC TRƯNG CỦA MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Vùng này có bờ biển dài nên tôm cá hải sản rất tươi, vì vậy họ càng không tẩm ướp nhiều mà cố gắng giữ được hương vị tự nhiên và nguyên thủy của nguyên liệu. Chính điều này đã mang lại một sắc thái rất riêng, không hề trộn lẫn của ẩm thực miền Trung.

Người Việt vốn dĩ không thích ăn quá cay, với họ, vị cay này chỉ là một gia vị bổ sung cho món ăn thêm hấp dẫn, nhưng lâu dần, và tuỳ vùng miền với sự chi phối của thời tiết, người Việt cũng đã yêu thích mùi vị này; thậm chí còn trở thành một yếu tố không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày.

Trái ớt xuất hiện trong rất nhiều món ăn của người Việt, đặc biệt là miền Trung. Có khá nhiều loại như ớt hiểm, ớt xiêm, ớt sừng trâu, ớt giấy, ớt bi, ớt Đà Lạt, ớt chỉ thiên,… Bên cạnh đó loại gia vị không thể thiếu chính là các loại hạt tiêu : tiêu xanh ngâm giấm, tiêu ngào đường, muối tiêu xanh, hồng tiêu, tiêu lốp….

Người miền Trung có nghệ thuật chế biến tiêu, ớt vô cùng đặc sắc. Chẳng hạn như vùng Quảng Bình, Quảng Trị thường muối ớt, muối tiêu trong hũ sành để khoảng hơn nửa tháng mới lấy ra chế biến. Người Huế thì có ớt xào, ớt bột, ớt ngâm, ớt chưng, thậm chí cả món muối ớt cũng được biến tấu vài ba kiểu khác nhau. Ớt Huế là giống ớt xanh bé xíu mà cay đến tê tái, người không quen thì chỉ cần nửa trái cũng đủ thấy bỏng lưỡi.

 Lý do sâu xa của thói quen này là vì nhu cầu thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của vùng miền. Miền Trung vốn có điều kiện tự nhiên bất lợi, bão lũ quanh năm. Vì vậy, họ thường có quan điểm “ăn chắc mặc bền”, việc ăn uống phải nhanh gọn và no lâu. Từ đó, dẫn đến thói quen nấu nướng lúc nào cũng cay mặn hơn một chút, để ăn được nhiều cơm hơn, tiết kiệm thức ăn, dành dụm được nguyên liệu và tiền bạc nhằm chống chọi với mưa lũ.

Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu thông báo rằng, từ khi theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay để chống lại cái lạnh của mảnh đất này, như một phương thức để thích nghi và sinh tồn chốn rừng thiêng nước độc.

 

Cũng xuất phát từ thói quen ăn uống giản dị, tiết kiệm, miền Trung còn đặc biệt thích vị mặn đậm đà trong những bữa cơm hàng ngày. Nhưng điểm nổi bật khi nhắc đến ẩm thực xứ Trung, mọi người sẽ thấy rõ nơi này tồn tại hai phong vị khác nhau, một là ẩm thực dân gian, và hai là ẩm thực Cung đình Huế.

Ẩm thực Cung đình Huế là một trong những nét đặc trưng riêng của văn hóa ẩm thực Miền Trung. Nó không chỉ nổi tiếng bởi cách trình bày mà nó còn đặc sắc về hình thức. Những món ăn trong cung thời đó chỉ dành riêng cho vua chúa triều đình nhà Nguyễn ăn và rất cầu kì về phần chế biến cũng như cách trang trí. 

Nếu có dịp du lịch khắp xứ Huế, bạn sẽ thấy rõ, người Huế luôn coi trọng từng món ăn của mình, từ sự tao nhã, trau chuốt trong từng bữa ăn đậm vị, đẹp đẽ, mà còn rất đa dạng, phong phú. Mỗi bữa phải từ ba mươi năm đến năm mươi món, trong đó phải có một món thuộc bát trân như: Nem công, Chả phượng, Da tây ngưu, Bàn tay gấu, Gân nai, Yến sào…Và món nào đặc biệt sẽ được liệt vào danh sách rồi truyền tiếp sang đời sau.

Ẩm thực Dân gian Huế là cách chế biến món ăn theo nguyên lý chế biến, trang trí và những thói quen ăn uống rất riêng của người Huế và Một bữa ăn của người Huế như hội tụ đủ cả âm dương, ngũ hành với sự hài hòa đến mức tự nhiên giữa tính chất, mùi vị, màu sắc của các món ăn. Muốn mặn thì có vài chục vị ruốc, ngọt thì có một chuỗi các loại chè, béo thì có Bún bò, đắng thì có Cháo nấm tràm, cay thì dùng cơm hến, sự đậm đà đó đã tạo nên hương vị rất đặc trưng trong món ăn Huế. 

Nói đến đây, chắc chắn bạn đã nhiều lần thưởng thức đặc sản miền Trung, dù là chế biến chuẩn phong vị vùng miền, hay đã qua nhiều cách tinh chế khác, nhưng chung quy, món ăn miền Trung vẫn mang trên mình một dấu ấn đặc thù.

  1. Bún bò Huế.

unnamed 4 

Miền đất Huế mộng mơ lại lừng danh với bát bún bò độc đáo, lạ miệng. Một tô bún bò Huế là sự kết hợp hài hòa của nước dùng thanh ngọt, cùng đầy đủ các loại rau, củ đầy dinh dưỡng. Bún bò Huế có hương vị rất riêng, không thể “lẫn” với những loại bún khác bởi vị ngon đặc trưng của mắm ruốc, hương sả, khi thưởng thức sẽ có vị ngọt dịu dàng, mùi thơm dễ chịu chứ không nồng, không tanh. Hương vị đậm đà, quyến rũ ấy khiến bún bò Huế trở thành món ăn đặc sản miền Trung không thể bỏ qua.

 2 Mì Quảng.

huong dan chi tiet cach lam mi quang thom ngon chuan vi mien trung 7

Một món ăn không quá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu muốn ăn một tô Mì Quảng ngon đúng vị, bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ đâu trừ Quảng Nam – Đà Nẵng. Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam và sẽ không khó để tìm thấy địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm ngon với tôm, thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị béo béo của dầu, hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,… Những nguyên liệu đó như hòa quyện với nhau, hài hòa làm tăng thêm hương vị, tôn lên nét đặc trưng của một tô mì Quảng trứ danh.

  1. Bánh căn.

1e337f2277044aa2c14854e8d4acc8ff

Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với bánh khọt của người miền Nam. Nhưng phần nhân của bánh căn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, có nhiều loại như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm… Ăn kèm là rau sống các loại cùng nước chấm như: mắm nêm, nước mắm chua ngọt,… 

  1. Cao Lầu.

cao lau hoi an

Ẩm thực Hội An luôn là một điều gì đó vô cùng cuốn hút khách du lịch. Và nhắc đến ẩm thực phố Hội thì chúng ta phải nhắc đến món Cao lầu trứ danh. Cao lầu được xem là niềm tự hào của ẩm thực nơi đây, món ăn này đặc biệt từ tên gọi cho đến cách thức chế biến. Để có được sợi mì dai giòn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc ngâm gạo thơm trong nước tro,rồi lọc cho kỹ, xay gạo ra, bòng, rã cho ra nước, rồi lại nhồi, hấp nhiều lần nữa và cuối cùng đem phơi khô. Những sợi mì tươi, điểm xuyết vài sợi mì khô chiên giòn, vài miếng thịt lợn thái lát mỏng, chan lên chút nước dùng ngon ngọt, đậm đà, ăn kèm với rau đắng, cải con hay húng lủi thì cứ gọi là ngon hết nấc. Sau khi thăm thú chán chê Hội An xinh đẹp, dừng chân tại một quán ven đường, gọi cho mình bát Cao lầu và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó là một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi của bạn đấy.

  1. Cơm, bún hến.

foody mobile m hen jpg 284 636174106684025999

Tô Cơm, Bún hến thơm nồng, nóng hổi, vừa có vị ngòn ngọt, bùi bùi của hến cùng phần nước luộc tinh chất không tanh. Có thể nói cơm và bún hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng đối với người Huế, phải như vậy mới đã, mới thấm được hết cái hương vị thơm ngon của món ăn. Các bạn cũng có thể thưởng thức cơm và bún hến tại Hội An với hương vị ngon không kém.

 

Nhìn chung, người miền Trung có nhiều thức ăn gắn liền với mắm: Mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm tép, mắm dưa đèo, mắm cá cơm… Các loại mắm nếu không có ớt thì sẽ rất tanh. Vì vậy, ớt được cho vào các món mắm để bớt tanh và khi ăn có cảm giác thêm phần thú vị. Dần dần, văn hóa ớt trở nên rất quan trọng trong nấu nướng của người vùng này.

 

1 Comment

Comments are closed.