MÓN NGON DỄ LÀM – DINH DƯỠNG TỪ ĐẬU NÀNH
Đậu nành vốn là món ngon dễ làm, nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại bị nhiều người đánh giá khá thấp. Thậm chí, vài người còn kiêng đậu nành vì những tin đồn thất thiệt. Bài viết này sẽ cho các bạn biết tường tận giá trị dinh dưỡng của đậu nành nhé!
1.Đậu nành bổ ích như thế nào?
Một trong những thành phần chất lượng nhất trong đậu nành chính là đạm. Nguồn đạm này còn có thể thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có chứa nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò và nhiều lecithin hơn trứng. Ngoài ra còn kha khá các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được. Với những trẻ không tiêu hóa được sữa bò, hoặc đường lactose, chất đạm của đậu nành là sự thay thế hoàn hảo cho các bé.
2. Giá trị y khoa của đậu nành:
Cũng chính bởi thành phần nhiều chất dinh dưỡng mà đậu nành đem lại rất nhiều giá trị y học cho người tiêu thụ, cụ thể như sau:
– Đậu nành giúp điều trị bệnh tim mạch
Chất đạm của đậu nành làm hạ thấp cholesterol ở gia súc lẫn con người, điều này làm giảm thiểu nguy cơ bị tim mạch, một loại bệnh bị gây ra chủ yếu bởi hàm lương Cholesterol cao trong máu.
– Đậu nành giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Ung thư là mối đe dọa lớn của nhân loại và đậu nành được nhiều nghiên cứu cho là có khả năng làm giảm nguy cơ gây một số loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố. Điển hình như ung thư vú, tử cung, tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân cụ thể là do đậu nành chưa nhiều estrogen thực vật, chất này lấp đầy chỗ và không cho estrogen thường trong máu bám vào các tế bào của nhũ hoa, tử cung để gây ung thư…
– Đậu nành giúp giảm thiểu nguy cơ gây bệnh thận
Một khi đạm động vật được thay thế bằng đạm thực vật thì số lượng protein trong nước tiểu giảm, giúp thận bớt phải làm việc quá sức, tránh gây suy thận và những bệnh liên quan. Đạm đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh sỏi thận bằng cách ngăn ngừa calcium thất thoát qua nước tiểu.
– Những giá trị khác
Isoflavones trong đậu nành làm bớt cảm giác nóng bừng mặt trong thời kỳ mãn kinh của nữ giới, làm tăng tính miễn dịch, làm giảm các triệu chứng của đáo tháo đường, bớt sạn túi mật. Hơn nữa, nhiều thực phẩm chế biến từ đậu nành giúp giảm triệu chứng của người bị bệnh thấp khớp, bệnh thống phong (gout), người mới ốm cần bình phục, người làm việc lao động quá sức, làm sữa uống cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bên cạnh việc có nhiều sinh tố, khoáng chất, chất xơ và isoflavones hữu ích, đạm trong đậu nành giúp hệ tiêu hóa của bạn làm việc dễ hơn nữa đấy.
Những thực phẩm làm từ đậu nành phổ biến nhất:
Đậu nành không những bổ mà còn được chế biến ra thành khá nhiều thực phẩm đa dạng đáp ứng đầy đủ tiêu chí ngon bổ rẻ cho gia đình. Cùng tham khảo danh sách thực phẩm làm từ đậu nành để bổ xung thực đơn cho gia đình của bạn nhé:
1. Nước chấm (hay xì dầu):
Thành phần chính của nước tương (xì dầu) chính là đậu nành. Các sản phẩm này dễ dàng được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị lớn nhỏ. Nước tương có mặt trong hầu hết các bữa ăn của gia đình, đặc biệt là thương hiệu nước tương Chin-Su Tam Thái Tử.
2. Sữa chua đậu nành:
Sữa chua đậu nành nghe hơi lạ, nhưng một khi đã ăn rồi thì có thể bị nghiện đấy. Đây là một món ăn được rất nhiều người yêu thích, từ trẻ con cho đến người lớn vì nó khá rẻ và bổ (sữa chua vốn chứa rất nhiều các lợi khuẩn tốt cho đường ruột).
3. Sữa đậu nành, đồ uống từ đậu nành:
Không khó để bắt gặp các hàng quán bán sữa đậu nành ở đất nước hình chữ S. Từ lâu, món nước uống này đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành được ngâm nước, nghiền mịn và lọc lại. Ngoài ra, còn có các loại đồ uống được pha chế từ sữa đậu nành, bột đậu nành.
4. Bơ đậu nành: món ngon dễ làm
Vốn là đậu nành rang, được nghiền và trộn với dầu đậu nành và các thành phần khác. Bơ đậu nành chứa ít chất béo hơn bơ đậu phộng và cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể nên cũng thường xuyên được sử dụng cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.
5. Dầu đậu nành:
Dầu đậu nành là một loại dầu thực vật được chiết xuất 100% từ đậu nành. Những chất béo từ động vật tồn đọng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Tuy nhiên, những loại dầu thực vật, bao gồm cả dầu đậu nành, ngày càng được ưa chuộng hơn. Trên thị trường hiện nay, dầu đậu nành chiếm hơn 70% tổng hàm lượng chất béo thực vật tiêu thụ.
6. Đậu phụ
Được làm từ sữa đậu nành kết tủa lại thành những khối mềm mại. Có thể ăn sống hay để chế biến thành những món ăn khác. Đậu phụ đã có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày. Những món ăn được chế biến từ đậu phụ cũng cực kỳ đa dạng. Tiêu biểu nhất có lẽ là đậu phụ sốt cà, đậu phụ nhồi thịt.
Trên đây là những giá trị dinh dưỡng tiêu biểu của đậu nành – một món ngon dễ làm. Hy vọng bạn hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng và biết bổ xung đậu nành đúng lúc, đúng chỗ. Chúc các bạn có những bữa ăn thật chất lượng nhé!