THỰC ĐƠN MỚI LẠ THEO KHẨU VỊ MIỀN BẮC

 THỰC ĐƠN MỚI LẠ THEO KHẨU VỊ MIỀN BẮC

THỰC ĐƠN MỚI LẠ THEO KHẨU VỊ MIỀN BẮC

Ẩm thực Việt Nam luôn thật phong phú, vì vậy để có những thực đơn bữa ăn ngon không bao giờ có giới hạn. Nếu các bạn đã nhàm chán bữa cơm với những cách chế biến quen thuộc và không còn thú vị, thì dưới đây là một mâm cơm nông thôn miền Bắc đặc trưng, một mâm cơm rất giản dị và thanh mát, ăn cực đưa cơm.

THỰC ĐƠN MỚI LẠ THEO KHẨU VỊ MIỀN BẮC

Thực đơn dành cho 4 người:

  1. Ốc nấu đậu
  2. Đậu sốt cà chua
  3. Cá rô chiên giòn

1.Ốc chuối nấu đậu.

Nguyên liệu làm ốc chuối đậu

Để nấu món canh ốc chuối đậu cho cả gia đình khoảng 4 – 5 người, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

– 1kg ốc nhồi, 300gr thịt ba chỉ, 100gr bì heo; 1 con cá rô đồng khoảng 500gram.

– 6 bìa đậu phụ, 10 quả chuối tiêu xanh, 2 quả cà chua, 1 củ gừng.

– Các loại rau thơm: Tía tô, hành lá, lá lốt.

– 1 muỗng mắm tôm, 1 củ nghệ tươi, 1 củ hành và 1 củ tỏi, nước cốt chanh.

Các bước chế biến:

Bước 1: Sơ chế ốc và các nguyên liệu

 – Rửa thật sạch ốc, ngâm nước vo gạo có vài lát ớt để ốc nhả hết chất bẩn trong 1 tiếng. Rửa lại ốc, đem luộc qua nước sôi, khêu lấy thịt ốc, bỏ phần phân ốc.

– Thịt ba chỉ sau khi rửa sạch thì thái miếng vừa ăn đem đảo với chút dầu cho vàng ruộm. Để thịt tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn nên chọn thịt từ nhãn hàng MEATDeli, để không còn lo về vấn đề thịt sạch, cũng như tiết kiệm thời gian kiểm tra, chọn lọc tại các hàng bán thiếu uy tín.

– Tước vỏ chuối xanh, ngâm nước muối loãng, bổ đôi thái miếng vừa ăn, sau đó luộc qua với một thìa mẻ để chuối không bị thâm. Chiên sơ qua chuối với dầu ăn cho săn lại để khi nấu chín mềm mà không bị nát.

– Đậu phụ thái miếng nhỏ, rán vàng đều hai mặt.

Bước 2: Làm các loại nước sốt 

Một khâu quan trọng trong cách nấu ốc chuối đậu là làm 3 loại nước sốt: 

– Nước sốt mẻ nghệ: Xay nghệ với mẻ để làm giảm độ hăng của nghệ.

– Nước sốt bì lợn: Bì lợn luộc thật mềm rồi xay cùng một chút nước, đem lọc qua rây. – – Nước bì lợn giúp món canh thêm sánh và ngậy.

– Nước sốt chuối: Luộc 4 quả chuối với chút mẻ nghệ đến chín mềm để làm giảm độ thâm của chuối. Bóc phần vỏ đã tước, lấy phần thịt chuối bên trong xay mịn.

 Bước 3: Bắt tay vào nấu

– Hành tỏi băm nhỏ phi thơm, cho ốc vào đảo qua, tiếp đến cho chuối thái miếng, thịt ba chỉ chiên sơ qua. Nêm mắm tôm, hạt nêm vừa đủ theo khẩu vị gia đình rồi đảo đều cho ngấm gia vị.

 – Cho tiếp vào nồi 3 thìa canh mẻ nghệ, nước sốt bì heo, sốt chuối xay nhuyễn, cho nước ngang bằng để tạo thành hỗn hợp hơi ngả vàng. Đậy vung om đến khi chuối chín mềm và phần nước sền sệt.

 – Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, độ chua của mẻ có thể điều chỉnh theo sở thích, thêm các loại rau thơm thái nhỏ vào. Canh sôi thì bắc ra ăn nóng.

 – Các chị em lưu ý rằng, lượng mẻ cho vào canh có thể điều chỉnh tùy theo sở thích về độ chua của các thành viên trong gia đình. Để nước om không bị loãng quá thì các chị em có thể hòa thêm chút bột năng vào một bát nước, đổ vào nồi canh khi nấu để tạo độ sền sệt.

 2. Đậu phụ sốt cà chua.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

 – Đậu phụ nên chọn loại mới làm còn nóng, miếng đậu cầm chắc tay không bị vỡ.  Khi mua về bạn chỉ cần cắt đậu thành từng miếng vừa ăn, nếu nhỏ quá sẽ khó rán.

– Cà chua chọn quả chín, có độ đàn hồi khi ấn vào. Tránh những quả bị dập, quá chín hay còn xanh. Rửa sạch cà chua với nước muối loãng rồi thái thành từng khoanh nhỏ để dễ dàng đâm nhuyễn.

 – Đầu tiên là phải rán đậu để đậu vàng giòn khi ăn. Cho dầu vào chảo, khi dầu sôi già thì cho các lát đậu vào rán. Bật lửa to để đậu giòn, khi nào các mặt đậu đều vàng thì gắp ra cho vào đĩa.

 Bước 2: Phi hành

 – Băm nhỏ hành tím. Hành lá thì bỏ rễ và lá úa. Rửa sạch rồi thái nhỏ.

 – Bắc một cái chảo lên bếp, phi thơm hành củ. Khi hành đã vàng thì bạn cho cà chua vào nấu cùng. Xào đều tay cho cà chua mềm ra mà không bị cháy.

Khi cà đã chín bạn dũng thìa ấn nhuyễn cà chua, thêm 2 thìa tomato paste để màu hỗn hợp đẹp hơn. Nêm nếm nước mắm, đường, hạt nêm để hỗn hợp cà chua hành có vị đủ vị chua mặn ngọt vừa ăn.

 – Để tạo lớp sánh mịn cho cà chua bạn có thể hòa bột năng với nước. Khi bột năng đã tan bạn đổ từ từ vào chảo, khuấy đều đến khi được độ sánh như ý muốn là được.

 – Sau đó bạn cho phần đậu phụ đã rán vàng vào chảo sốt, đảo đều cho sốt cà chua ngấm vào trong đậu. Giữ chảo trên lửa nhỏ trong 5 phút nữa. Nêm nếm lại thấy vừa ăn thì cho hết phần hành lá đã băm nhỏ vào. Xóc chảo rồi tắt bếp.

3. Cá rô chiên giòn.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

 – Cá rô mua về đánh vảy sạch sẽ, phần bụng phía trong làm thật sạch để không bị đắng. Sau đó ướp cá với một chút muối và gừng để cá ngấm gia vị.

 – Gừng cạo vỏ rửa sạch giã nhỏ, rau thơm ăn kèm nhặt sạch rồi rửa với nước để ráo, chanh cắt miếng.

 Bước 3: Các bước chế biến:

 – Để chảo lên bếp, cho dầu vào chảo. Nên cho nhiều một chút để khi chiên cá được giòn và không bị cháy. Khi dầu sôi già cho cá vào chiên vàng, lật 2 mặt để cá chín đều, chiên ở mức lửa nhỏ để cá chín từ bên trong. Tới khi cá chín vàng giòn thì gắp ra đĩa cho thấm dầu rồi thưởng thức.

 Bước 4: Làm nước chấm:

– Pha nước chấm theo công thức sau: cho gừng, tỏi, đường, ớt vào chén giã nhỏ sau đó thêm nước mắm và chút chanh vào khuấy cho tan đều là có thể dùng được. Nước chấm ngon phải được pha từ nước mắm đậm vị, nguyên chất. Bạn hãy chọn mua sản phẩm từ Nam Ngư với hàm lượng đạm lên đến 40% để đảm bảo chất lượng cũng như hương vị chuẩn Việt nhất.

 Trong những ngày giao mùa như hiện nay, việc thay đổi mới ăn để cải thiện khẩu vị, cũng như quan tâm tới hàm lượng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cần được lưu ý. Theo Đông y, thịt ốc có vị ngọt mặn, tính hàn; vào vị, đại tràng, bàng quang. Vỏ ốc có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ. Với hướng dẫn trên, bạn đã thực hiện thành công mâm cơm gia đình theo phong vị miền Bắc, vừa ngon, vừa lạ miệng hấp dẫn mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.